Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ 2, NĂM HỌC : 2016- 2017


THỨ
NGÀY
MÔN THI
THỜI GIAN
GHI CHÚ
Thứ 2( chiều)
       08/5/17
Văn, công dân
13g00

Thứ 4(sáng)
10/5/17
Toán, tin
7g00

Thứ 5( chiều)
11/5/17
Anh, sử, địa
13g00

Thứ 7(sáng)
13/5/17
Thi nói Tiếng Anh
7g00

Thứ 7(chiều)
13/5/17
Lý ,Sinh, Công nghệ
13g00

KỶ NIỆM 42 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

                                              30.4.1975 - 30.4.2017

5h30 sáng 30/4, quân ta từ 4 hướng đồng loạt tổng tiến công vào Sài Gòn. Cả thành phố rung chuyển. 13h30 cùng ngày, Chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chấm dứt chế độ Việt Nam cộng hòa.



Hai ngày sau khi chúng ta đã giải phóng toàn bộ thành phố Đà Nẵng, sáng ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị họp mở rộng. Đây là cuộc họp lịch sử bàn về đòn chiến lược thứ ba, đòn cuối cùng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Hội nghị nhất trí nhận định: Ta hơn hẳn địch cả về thế chiến lược lẫn lực lượng quân sự, chính trị. Dù Mỹ có tăng viện cũng không thể cứu vãn sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn. Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm thực hiện tổng công kích, tổng tiến công trong thời gian sớm nhất. Tốt nhất kết thúc trong tháng 4/1975. Phải hành động “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ”.
Ngày 6/4/1975, tại chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị công bố quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch Sài Gòn- Gia Định: Đại tướng Văn Tiến Dũng là Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng, Chính ủy; Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện là Phó Tư lệnh. Đồng chí Lê Đức Thọ tham gia Trung ương Cục và Đảng ủy mặt trận.
Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điện khẩn vào chiến trường: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút. Xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.
Ngày 15/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu, trong đó viết: Trong những ngày chiến dịch khẩn trương vừa qua, cán bộ và chiến sĩ nhân viên cơ yếu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cuộc chiến đấu hiện đang tiếp tục và càng gần đến toàn thắng, càng khẩn trương quyết liệt. Nhiệm vụ đảm bảo bí mật chính xác, kịp thời nội dung của các mệnh lệnh... có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện quyết tâm giải phóng miền Nam.
Ngày 18/4/1975, giải phóng thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận. Đại sứ Mỹ Martin mật báo tình hình tuyệt vọng về Washington: “Các đơn vị đối phương đang hội tụ về khu vực Sài Gòn từ mọi hướng với một lực lượng hậu bị to lớn hơn lực lượng chính phủ (ngụy quyền Sài Gòn) rất nhiều...” Trước tình hình đó, chính quyền đế quốc Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ ở Sài Gòn với một lực lượng lớn hải quân và không quân gồm 35 tàu chiến, có 4 tàu sân bay và 100 máy bay bắt đầu rút từ ngày 21/4/1975.

Trong khi rút chạy, đế quốc Mỹ còn có kế hoạch đưa hàng ngàn trẻ em Việt Nam về Mỹ với mục đích gây xúc động dư luận, về lâu dài làm cho số trẻ em này quên Tổ quốc, chống lại Tổ quốc sau này. Chúng còn kích động hàng chục ngàn người Việt Nam tỵ nạn theo chúng.


Đêm 24/4/1975, Bộ chỉ huy chiến dịch hành quân đến Căm Xe, ở tây-bắc Bến Cát, xây dựng Sở chỉ huy tiền phương của chiến dịch. Đến ngày 26/4 đơn vị cuối cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh đã vào đến vị trí tập kết, sẵn sàng chờ lệnh tiến công vào Sài Gòn.
Tối 28/4 Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn họp đánh giá tình hình trên toàn mặt trận, bàn cách đánh sao cho thật nhanh, chắc thắng, đập tan ngay hệ thống tổ chức ngụy quân, ngụy quyền đồng thời phải bảo đảm thành phố ít bị tàn phá, nhân dân thành phố ít bị thiệt hại về người và của. Cuối cuộc họp Đại tướng- Tư lệnh chiến dịch Văn Tiến Dũng ra lệnh “Tổng công kích trên toàn mặt trận vào 5h sáng ngày 29/4/1975”.

Đúng giờ, pháo ta ào ạt dội lửa xuống các căn cứ quân sự ngụy trong thành phố. Ta đang đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, Trảng Bàng, địch phản kích quyết liệt. Lui xuống tây-nam, Sư đoàn 9 đã vượt sông Vàm Cỏ Đông từ đêm 28 rạng sáng 29/4, vào lúc 5h30 ngày 29/4 đã chiếm được ngã ba Vĩnh Lộc, Bà Lác trên đường tiến công. Đúng 5 giờ, pháo ta ở Nhơn Trạch cũng đã bắt đầu nhả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất.


Suốt đêm 29/4, tin chiến sự từ khắp các mặt trận báo về. Tin tức được xác nhận, tập thể lãnh đạo phân tích, bàn bạc nhanh chóng. Rồi các chỉ thị, mệnh lệnh, các biện pháp cụ thể được truyền xuống các binh đoàn.

5h30 sáng ngày 30/4, quân ta từ 4 hướng đồng loạt tổng tiến công vào Sài Gòn. Cả thành phố rung chuyển. Tất cả các cầu và đầu mối giao thông quan trọng trong thành phố đã được các đơn vị đặc công đánh chiếm trước và khống chế. Địch chống cự phản kích yếu ớt, thậm chí có những căn cứ án binh bất động, như chờ quân Giải phóng tới tiếp quản. Các đơn vị xe tăng, thiết giáp và xe cơ giới quân ta ào ào tiến vào như vũ bão, đi tới đâu cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận giải phóng dân tộc tung bay tới đó.

Mũi thọc sâu của Quân đoàn 2 nhanh chóng qua cầu Thị Nghè, tiến thẳng vào dinh Độc Lập. Xe tăng ta húc đổ cổng sắt dinh Độc Lập. Trung úy Bùi Quang Thận cùng một số chiến sĩ nhanh chóng lao lên ban công tầng thượng của tòa nhà giật bỏ lá cờ ngụy và kéo lá cờ giải phóng lên cột cờ cao nhất của dinh Độc Lập vào lúc 11h30’ ngày 30/4/1975. 13h30 cùng ngày, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng là giờ phút báo hiệu khoảnh khắc cuối cùng về cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm ở Việt Nam./. 

Kết quả hình ảnh cho sự kiện 30/4

Kết quả hình ảnh cho sự kiện 30/4

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TỔ CHỨC SINH HOẠT  NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21.4 LẦN THỨ 4

Sáng nay ngày 17 tháng 4 năm 2017 THCS Lý Tự Trọng tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khoá chào mừng Ngày Sách Việt Nam 21.4 lần thứ 4 và 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.


Các hoạt động tại buổi ngoại khoá diễn ra sôi nổi, phấn khởi với sự có mặt của quý vị đại biểu: đại diện Phòng giáo dục-Đào tạo, cán bộ lãnh đạo và NV thư viện các trường THCS trên địa bàn TP; sự tham dự của quý vị phụ huynh cùng toàn thể quý thầy cô giáo trong Hội đồng sư phạm và tất cả học sinh toàn trường.
Khởi đầu cho Ngày Sách là các tiết mục văn nghệ chào mừng, sau đó lãnh đạo trường phát biểu về Ngày Sách Việt Nam 21.4. Không khí của buổi ngoại khoá diễn ra rất trang trọng trong phần lễ và sôi động, náo nhiệt trong phần hội thông qua các nội dung thi: Xếp sách nghệ thuật, Giới thiệu sách; thi “Người đi tìm sách”; vẽ tranh theo sách và vẽ quang cảnh diễn ra buổi sinh hoạt Ngày Sách tại trường…
Tất cả các lớp đều yêu mến, thích thú các hoạt động về sách, tham gia sôi nổi, nhiệt tình các nội dung thi góp phần đem lại buổi sinh hoạt sáng hôm nay thành công tốt đẹp.
  Buổi sinh hoạt ngoại khoá này đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong toàn thể những người tham dự về ý nghĩa và tầm quan trọng của sách trong đời sống của mỗi con người.   

                                                                                                                                                                                           

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017




                                    NGÀY HỘI THÁNG BA LỊCH SỬ
    Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng.Chính những nét đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.
    Trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam, sinh hoạt vui chơi là một cách thể hiện đặc trưng phẩm chất cao quý cho con người Việt. Hoạt động vui chơi bao giờ cũng hướng tới một mục đích tốt, ý nghĩa cao đẹp, đóng một vai trò khá lớn trong việc giáo dục. Đó chính là những hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, giúp chúng ta nhớ về cội nguồn, hướng thiện và nhằm tạo nên cuộc sống tốt đẹp yên vui.
    Nay trong không khí giao hòa giữa đất trời mùa xuân-một không khí mát mẻ, rạo rực, trường chúng em đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi kỉ niệm ngày giải phóng Quảng Nam cũng như tạo điều kiện cho chúng em vui chơi, giúp chúng em có kĩ năng sống, kĩ năng sinh hoạt tập thể tốt hơn góp phần vào bức tranh văn hóa đa sắc màu, phong phú ở Việt Nam. Ở đây tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi gồm các cuộc thi như: bánh xe thông minh, truyền tin, liên hoàn và viết tin. Ai ai cũng nô nức chuẩn bị cho phần thi của mình, các bạn học sinh đại diện cho các lớp đã có mạt từ rất sớm để chuẩn bị cho hội thi. Không khí rất nhộn nhịp.
 
Cô Hiệu trưởng khai mạc hội thi

    Giờ khai mạc bắt đầu từ lúc 6h30’ được sự dẫn bước bởi cô Loan, phía trên khán đài là dãy ghế ngồi long trọng dành cho các ban giám khảo như thầy Đông, thầy Bền, cô Vân,.. cùng các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm. Mở đầu là những tiết mục văn nghệ rất đẹp mắt của các tập thể lớp 7/4, 7/5, 8/4, 9/3,... đã góp phần làm cho bầu không khí thêm sôi động.
Lớp 7/5 tham gia thi múa hát tập thể

    Vào khoảng lúc 7h15’ các bạn đại diện cho các lớp tham gia cuộc thi đầu tiên:bánh xe thông minh TRò chơi đòi hỏi phải có sự khéo léo, và sự ăn ý giữa các thành viên tham gia trò chơi góp phần làm tăng tinh thần đoàn kết.
    Tiếp theo là trò chơi truyền tin, mỗi lớp cử ra 10 bạn học sinh đại diện cho lớp mình để tham gia vào cuộc thi.Đây là trò chơi quen thuộc nhưng cũng không kém phàn thú vị nên được các bạn hưởng ứng rất nhiệt tình...
    Hội thi được tổ chức trong không khí rất vui vẻ, rộn ràng. Nhằm kỉ niệm tháng 3 lịch sử, ngày giải phóng Quảng Nam. Và đặc biệt hơn là góp những lể hội vui chơi này vào bức tranh văn hóa đa sắc màu của Việt Nam. Các bạn trở về,ai ai cũng vui vẻ trong không khí hân hoan, rạng rỡ.

Nhấp vào đây để Trả lời hoặc Chuyển tiếp

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
    Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.
    Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
    Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
       •    Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
       •    Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
       •    Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
       •    Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
      •    Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
      •    Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
      •    Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
       •    Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
       •    Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
       •    Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
      •    Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
      •    Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
      •    Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
    Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

                                      HỘI THI MÚA HÁT TẬP THỂ LỚP 7/8 

       Vào giờ ra chơi sáng thứ bảy ngày 18/3 vừa qua cùng các lớp 7/2, 7/3, 7/7 lớp 7/8 tham gia thi múa hát tập thể với 3 bài bắt buộc, các bạn múa rất hăng say, nhiều bạn nhảy điệu chachacha rất thành thạo.Sau đây là hình ảnh các lớp.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

HỘI THI NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH

Sáng nay, ngày 20 tháng 2 năm 2017, trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức hội thi nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho học sinh. Các lớp tham gia thật sôi nổi với vốn tiếng Anh nhiều em trình bày lưu loát làm cho thầy cô khâm phục, lớp 7/8 tham gia tiểu phẩm" Mình sẽ rút kinh nghiệm" do các ban Quân, Ngân, Anh, Vĩnh, Bảo, Minh thể hiện rất ấn tượng về đề tài bảo vệ môi trường lớp, trường em xanh sạch đẹp.Hình ảnh hội thi